...To my LoGicAl WorLd

25 tháng 12, 2009

Zing Thảo Luận theo lời bình của chị kubipig :x

Zing Thảo Luận theo lời bình của chị kubipig :x
Tác giả: kubipig
http://forum.zing.vn/showpost.php?p=3493466&postcount=37


Zing Thảo luận quá quy củ, quá bình lặng. Một box thảo luận mà kị những topic nhạy cảm, kị những vấn đề dễ gây ra tranh cãi thì thôi, thà đổi tên thành box TÂM TÌNH đi.

Mod Zing, chỗ # mình ko bik, nhưng riêng box Thảo luận, có vẻ khá khắt khe và cứng nhắc. Nói ra mình ko sợ phật lòng ai. Ví dụ như topic này http://forum.zing.vn/thao-luan-am-nh...i/t415594.html --> del 1 cách rất lãng xẹt. Và có lần mình pm riêng với 1 mod (ko tiện nói tên) xin mở 1 topic về vấn đề khá nhạy cảm, mod đó lại bảo mở ra có thể sẽ gây tranh cãi. Sợ tranh cãi. Sợ xích mích. Sợ chém gió. Tất cả nỗi sợ vô lí đó của các mod ở box Zing thảo luận là một trong những nguyên nhân chính làm cho box ngày càng đi vào ngõ cụt. Xin lỗi Smod ở trên, topic này là bàn về vấn đề hiện trạng box, thì mình thiết nghĩ khi 1 điều gì đó trở nên tốt đẹp hay xấu đi thì phải có nguyên nhân. Nguyên nhân ở đây là Mod, thế thì mình đc phép bàn đến Mod, cái này mình không có sai, nên nếu Smod còn ý kiến về vấn đề này thì mình chịu.

Tại sao đã can đảm dám mở box thảo luận mà lại ngại những tố chất cần thiết của một box thảo luận ? Thảo luận, là phải có tranh cãi, phải có phản bác, phải có ý kiến trái chiều, và đôi khi cuộc tranh luận dẫn đến bộc phát những suy nghĩ bức xúc, những lời nói quá khích, nhưng các bạn phải hiểu, miễn là duy trì không đến mức văng tục và phát ngôn thiếu văn hóa. Mình nghĩ các bạn Mod ở đây hiểu được vấn đề cơ bản đó.

Trích:
Thảo luận : trao đổi ý kiến, có phân tích lí lẽ, để làm sáng tỏ một vấn đề mà nhiều người đang cùng quan tâm đến
Ai rảnh thì vào đọc bài này đi, chủ đề có vẻ không mấy liên quan nhưng quan trọng là đọc phần thảo luận ý

Đã là thảo luận thì đừng mong bình yên. Đã chấp nhận nêu vấn đề là phải có war, vì quan niệm mỗi con người mỗi khác, ko ai bắt buộc ai giống ai hoàn toàn được. Và mỗi người đều có cái tôi riêng của mình, khi bị phản bác quan niệm, chắc chắn 100% thì hết 99% là thấy bực mình và phải lên tiếng đối chất rồi. Các Mod đừng bảo các Mod không biết bực, không biết bức xúc. Sao ko bày tỏ cảm xúc của mình đi. Mình thấy đa số các mod ở zing thảo luận rất là hiền, nếu có vào post bài thảo luận cũng là những bài dạng trung lập hoặc theo hướng hòa bình, liệu đó có phải là ý muốn thực sự và suy nghĩ của các Mod, hay đơn thuần vì đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là những lời nói gây dựng hòa bình đúng theo quy định của một vai trò "MOD" ?

Mình ko cần bik Mod box khác thế nào, ko cần bik Mod forum khác thế nào. Nhưng đã là Mod zing thảo luận là phải khác, phải hoàn toàn khác! Có như thế người ta mới nể phục và cảm thấy thoải mái trong môi trường mà member đang đứng. Mình để ý dạo này Zing thảo luận ít đề tài mới, mà nếu có cũng quanh đi quẩn lại là các vấn đề về triết lí, suy nghĩ, tâm hồn .......... Còn những đề tài nào mà nhạy cảm 1 tí thì bị Mod canh rất là kĩ, cảm thấy như không thể vẫy được, ko thoải mái. Cảm giác chán lắm. Rất chán. Và buồn nữa, giờ nói thật vào Zing thảo luận chẳng bik nói j luôn áh.

Trích:
Bản thân ta thấy cái quy luật của tự nhiên, mạnh đc yếu thua tồn tại rất rõ ràng ở Thảo Luận ... Và nó cũng là 1 nơi để thành viên trút bỏ nỗi bực dọc của mình trước bất công của cuộc đời. Cuộc đời thì đầy dối trá, nhưng trên Thảo Luận sẽ có lắm thành viên bày tỏ nỗi lòng thật của mình, tiếng nói thật của mình.

Và đã mang tên là Thảo Luận thì chắc chắn ko thể thiếu các màn war, đá xoáy và chém gió ... Đó là bản chất của TL ... Ko thể nào có sự lịch thiệp, nhường nhịn ở box TL cả. BQT có quá ko khi yêu cầu cái lịch sự ko bao h có ở Thảo Luận ?

Riêng ta thấy Zing 4rum này chỉ có cái TL là đáng để vào xem ... vì chắc chắn vào các topic tin tức thì cũng nhàm, vào topic FC thì càng nhàm hơn khi mọi người tâng bốc thần tượng mình một cách thái quá.

Nói thật là nếu ko có TL thì chắc chắn Zing 4rum sẽ ko còn thịnh vượng nữa, đó là điều chắc chắn.

Cho nên thì box TL có lộn xộn đến đâu, thì xin mod đừng can thiệp, hãy giữ nguyên bản chất của chính nó ... Đừng làm đánh mất tính chất thảo luận của forum ...
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn này. Mình reg nik vào Zing Forum từ tháng 7/2008, nhưng đến tận 1 năm sau mình mới post bài, và chỉ post ở Zing thảo luận, nếu ko có box thảo luận, Zing sẽ chẳng đáng để vào. Xin lỗi nói thẳng vậy luôn. Còn vì sao chẳng đáng vào thì phạm vi này nằm ngoài box thảo luận nên mình sẽ ko bàn ở đây.

Mình nói thế chỉ mong rằng zing nên chú trọng đến box thảo luận hơn, và các mod nên suy nghĩ cách làm việc hơn một tí đi. Box thảo luận là box khó quản lí nhất và phương pháp quản lí phải hoàn toàn # với các box #, ko giống và ko theo 1 quy củ được đâu. Mod suy nghĩ cho kĩ đi, đừng để các mem tâm huyết dần chán nản và bỏ box. Nói rồi, ko có zing thảo luận thì zing chỉ là 1 căn nhà hoang đìu hiu. Không có các member thì box thảo luận chỉ là 1 box "vườn không nhà trống".

Trích:
Cứ theo quy định và các bạn sẽ tìm thấy sự thoải mái.
Quy định ko hợp lí thì đố ai thoải mái được. Giống như mặc áo dài không vừa nhưng phải mặc vì không mặc là trái quy định =]]
Lấy quy định của toàn diễn đàn chơi luôn quy định ở thảo luận thì chẳng khác nào lấy chúa đem so sánh với ăn trộm =.="

23 tháng 12, 2009

...

Bối rối.

20 tháng 12, 2009

Mình làm được 1 việc tốt

Trích blog Đại Nhân:

http://me.zing.vn/apps/blog?params=singer.dainhan/blog/detail/id/471602195

Hôm qua vào check Zing Me trả lời comment cho mọi người Nhân có đọc được comment của bạn Nguyen Chi Thien ( là Cáo nhỏ ;)) ), trong đó bạn ấy có để lại một link dẫn tới một topic phản ánh về Nhân. Khi Nhân tìm hiểu thì topic này mọi người bất bình về comment thiếu lịch sự của Nhân trên chương trình Radio Z của anh Trí Quyền và khi đọc được comment này bản thân Nhân hết sức sửng sốt vì Nhân chưa hề post một comment nào như thế.

Sau một hồi nghĩ lại thì Nhân nhớ ra là có một lần cách đây chưa lâu lắm, máy của Nhân bị hỏng, Nhân ra tiệm net tranh thủ vào Zing Me để trả lời comment cho mọi người rồi đi về. Có thể lúc đó Nhân đã quên log out ra khỏi nik và một người khác khi truy cập vào máy đó thì đã comment bằng nik của Nhân mà không biết. Đó có thể là một lời giải thích hợp lý nhất vì Nhân chủ yếu online ở nhà, cũng không có ai dùng chung máy để comment thiếu lịch sự như vậy cả. Nếu ai đã theo dõi Nhân một thời gian có lẽ các bạn cũng biết rằng đó không phải là cách cư xử và nói chuyện của Nhân. Nhân cũng là ca sỹ, luôn nghe mọi lời khen chê của các bạn mỗi ngày nên rất hiểu cảm giác khi người khác bình phẩm về các bài hát, sản phẩm của mình là như thế nào, Nhân sẽ không đời nào comment một cách như vậy cả.

Dù thế nào thì cái comment đó vẫn là từ nick của Nhân, và cũng thật khó để 100% các bạn tin Nhân, Nhân cũng chân thành nhận lỗi và rút kinh nghiệm từ việc này, cẩn thận hơn khi online, tránh những hiểu lầm đáng tiếc về sau. Xin lỗi Zing, anh Trí Quyền và tất cả các bạn, hix hix. Hy vọng các bạn sẽ hiểu và thông cảm cho Nhân vì đây hoàn toàn là một sự việc không may. Nhân mong các bạn sẽ không vì chuyện này mà hiểu sai về Nhân và mong các bạn có thể tiếp tục ủng hộ Nhân trong thời gian tới.

Cảm ơn và yêu mọi người rất nhiều!

Đại Nhân.

18 tháng 12, 2009

Lá Diêu Bông

Lá Diêu Bông

Cáo♥

Thêm một mùa hoa

Đã bao mùa nắng lạ

Em đi ngang đời ta

Nhẹ nhàng

nằm giữa đô thị phồn hoa

Ta ôm em vào lòng

Mơ về một ngày không còn mùa hạ

-------------------------------

Em là người cũ

Ta là lá diêu bông

Cơn mưa mùa hạ

đi ngang đời ta

Ta giật mình theo mưa xuống sân nhà

Thăm người cũ

-------------------------------

Nhưng ta biết

Em không thuộc về chốn phồn hoa

Em không thuộc về nơi đô thị

Nhưng ta

Muốn giữ lại ta một chút ích kỷ

Ta muốn em là của lá diêu bông

Dù lá diêu bông đã mục nát.

------------------------------

Để ta yên tĩnh

Chỉ một tí thôi

Để ta giả vờ yêu em

Để ta cho em một nơi chốn

Để ta yên tĩnh

Chỉ một tí thôi

Để ta gọi tên em

Từ ngàn sâu vọng lại

Để ta yên tĩnh

Chỉ một tí thôi

Để ta được có em

Để ta được nhớ em

Bằng tất cả sự giả dối.

Gửi cho em.

14 tháng 12, 2009

Uke mode: on!

Uke mode: on!
tác giả: NetCafe' @ VNSharing.Net
Warning 01: bài viết là sự phởn tức thời của tác giả, không có tư liệu nào trên thế giới chứng minh dc những gì có trong đây là thật.
Warning 02: Mọi sự thảo luận, feedback đều được đón nhận nếu nó lịch sự.
Warning 03: bạn bị học sinh trung bình môn Văn nên đừng hy vọng quá nhiều vào tính mượt và sự trôi chảy của những con chữ đọc được dưới đây.
Warning 04: mọi sự trùng hợp chỉ đơn thuần là trùng hợp 100%.
Warning 05: bạn tác giả là kẻ có thói phân biệt rất nặng và thiên vị thứ mình thích.
Warning 06: chúng ta không đề cập đến doujin trong này vì ngay từ đầu doujin là sự bùng phát trí tưởng bở không biên giới của fangirl và độ chính xác về tính cách cũng như vị trí (top or bottom) của các nhân vật trong doujin là con số 0.
Warning 07: chúng ta cũng không bàn đến các nhân vật trong những series có genre shounen hay shoujo, đơn giản vì họ được tạo ra không phải để làm uke và seme cho chúng ta xem.
Warning 08: hãy chú ý kỹ tất cả những warning được viết trong này!

Cám ơn đã đọc warning


Có một sự trái khoáy khi đọc Shounen-ai hay Y***, với seme, chúng ta chỉ để ý đến vẻ ngoài và một phần nhỏ tính cách của seme; còn với uke, chúng ta để ý mọi thứ, từ vẻ ngoài (khuôn mặt, tóc tai, mắt mũi đến… body có thích hợp để <…> với seme hay không) đến tính cách, nội tâm và cư xử hàng ngày. Nói thẳng thì chúng ta giống như mẹ chồng đang xét nét con dâu xem nó có hợp với con giai seme cưng và cool của mình hay không.

Nescafe’ tớ đọc Sa/Ya không nhiều và cũng không thừa nhận mình rành rẽ về nó, nhưng những thứ của lạ và bắt mắt thì đặc biệt có hứng thú và nhớ rất dai. Vì thế xin mạn phép được phởn một bài nho nhỏ về các “loại” uke tớ tưng gặp qua. Thế giới Sa/Ya rộng lớn, những “loại” tớ đề cập dưới đây là “loại” tớ gặp và nghe qua. Mọi người nếu thấy thiếu sót, xin mời bổ sung thêm.



1. Uke truyền thống
Uke truyền thống là loại chúng ta gặp đầu tiên sau khi vừa dứt ra khỏi shoujo khoai củ và chuối sến đặc sánh. Lúc này do vẫn còn ảnh hưởng shoujo với hình tượng nửa kia của chàng trai phải là một nhân vật thùy mị, hiền lành… etc, nói tóm lại là một bạn giai với tính cách của một cô gái. Chúng ta bắt đầu lao đầu vào những manga, oneshot với hình tượng uke xinh, ngoan đúng nghĩa đen.

Uke truyền thống thường không có nét gì đặc biệt hay nổi bật, đọc một lần và quên ngay như gió thoảng.
- Ngoại hình: nhỏ nhắn, xinh, mắt to, mũi cao, phải thấp hơn seme, không có muscle strength như seme. Nụ cười phải hớp hồn seme (master hiệu ứng sparkle)
- Tính cách: ngoan như con gái, thỉnh thoảng phải ăn nói to tiếng cho có chất con trai, passive!, cứng đầu khi đến những khoảnh khắc quan trọng. Khi ghen, không ghen ra mặt, mà chỉ luẩn quẩn với suy nghĩ ghen trong đầu
- Nội tâm: eh… không khác gì shoujo cả, cũng lo lắng vặt vãnh và những thứ nhỏ nhỏ.
Điển hình 01: Ayase trong Okane ga nai.



Điển hình nổi tiếng của Uke truyền thống. Người nhỏ nhắn, mắt to và xinh hơn con gái. Physical strength là con số 0, thần kinh thuộc dạng tầm tầm (traumatized một chút sau khi bị r***)

Điển hình 02: tất cả những uke trong truyện của Haruka Minami. Uke cực xinh, xinh hơn cả đứa con gái xinh nhất trong một bộ shoujo đặc sánh nào đó. Và quan trọng là tất cả đều rất ngoan!
Không khuyến khích những người bỡ ngỡ đi kiếm truyện của mangaka này đọc. Nếu muốn biết thêm về uke truyền thống, chúng ta có những bộ tham khảo an toàn hơn trong list download của SAFC

Điển hình 03: Wataru trong Only the ring fingers know (bản manga) cũng thuộc loại này




2. Serious uke:
Đây là loại uke chỉ dành riêng cho các đấng seme thích phởn đời.
Uke loại này có một bản lĩnh rất đáng khâm phục (có như thế mới trị được seme). Tuy nhiên, vì thế mà cũng có vài phiền toái nho nhỏ với uke loại này.
- Ngoại hình: vẻ ngoài chin chắn; chiều cao xêm xêm seme. Standard ngoại hình thoáng. Tuổi có thể lớn hơn seme.
- Tính cách: trưởng thành, tự lập sớm, nghiêm túc, chín chắn; giỏi việc nước, đảm việc nhà (nội trợ, dọn dẹp nhà cửa)
- Nội tâm: serious uke không thích dựa dẫm vào người khác (bao gồm cả seme), nên nhỡ có chuyện gì thì uke cũng chỉ im lặng giải quyết một mình (rắc rối bắt đầu từ đây và tiếng fangirl la ó cũng bắt đầu từ đây) . Lúc này chính là lúc seme thể hiện mình (hỏi han, chăm sóc và giải quyết vấn đề cùng uke)
Điển hình 01: Randy Ryo Maclean (Fake + Fake2)



Thầu gần như toàn bộ report và công việc giấy tờ cho Dee. Nhận nuôi Bikky và là người dạy cho cả Bikky lẫn Dee biết thế nào là cư xử phải cách (người lớn không bắt nạt con nít và con nít không chơi khăm người lớn). Bình tĩnh và điềm đạm, nghĩ trước khi làm và không cắm đầu vào nguy hiểm như Dee. Đảm việc nhà, nuôi dạy con cái giỏi.

Điển hình 02: Florian Rochefort (Gorgeous Carat)



Được nuôi dạy trong một gia đình quý tộc trước khi bị gả bán về tay Noir, nên một mặt nào đó ta có thể nói Florian là người chín chắn (nhưng có kinh nghiệm với đường đời thì không). Cặp với Florian là tên trộm Noir nổi tiếng, ban ngày làm quý tộc, ban đêm làm trộm. Tính cách không cần nói chúng ta cũng biết Noir là kẻ biết cách trục lợi và mưu mô khi cần thiết, có thể shameless mà cãi nhau với con nít. Florian là người chỉ cho Noir thấy, không phải những viên ngọc mà anh trộm được là tất cả, còn những việc như cứu người, vạch mặt kẻ ác sẽ về tay ai?


3. Tsundere uke:
*Tsundere là từ dùng để chỉ loại người bên ngoài cứng rắn nhưng trong lòng khá mềm yếu (ngoài cứng, trong mềm nhũn)
Tsundere uke là loại uke rất được hâm mộ trong giới fangirl. Điểm thu hút đăc biệt của uke loại này chính là thói chuyên môn phủ nhận sự yếu đuối của mình trước mặt seme. Điểm thu hút bonus là dây thần kinh đỏ mặt không kiểm soát được.
Từ ngữ bình thường không thể tả hết sự dễ thương của tsundere uke. Thử tưởng tượng uke tsundere mấy phút trước còn đang hằm hè seme vì dám làm gì đó, đến phút sau (có kẻ pervert tấn công và uke tsundere không oánh lại dc) lại trốn sau seme, mặt bỏ bừng muốn seme cứu mình, sau của cái phút sau đó, chúng ta lại thấy tsundere uke quay ngoắt 180 độ, vừa đỏ mặt vừa phủ nhận “phút yếu đuối” lúc rồi của mình.
Và như thế, fangirl thích thú với màn uke chạy đến seme cầu cứu và đỏ mặt phủ nhận tất cả mọi thứ.
- Ngoại hình: standard cho ngoại hình của tsundere uke có vẻ thoáng hơn uke truyền thống. Uke có thể thấp hoặc cao xêm xêm seme, nhưng thường ngoại hình thấp và nhỏ hơn seme một tẹo vẫn được chuộng hơn. Mặt mũi dễ nhìn. Dây thần kinh đỏ mặt không kiểm soát được. Cổ họng tốt, có thể la hét mà không cần dùng thuốc đau họng trợ giúp.
- Tính cách: tất nhiên là phải tsundere! Thích cãi nhau với seme nhưng lúc nào cũng là người thua cuộc.
- Nội tâm: tsundere uke có pride và self-interest rất cao, vì hai thứ này nên uke không bao giờ chịu hạ mình thừa nhận thứ khiến bản thân mình có vẻ như yếu thế, và khi bị dồn đến đường cùng trong một cuộc cãi nhau với seme, cảm xúc bị dồn nén sẽ nổ và bộc phát ra ngoài thông qua nước mắt, và lúc đó thì tsundere uke đã mệt với cái tôi của mình, bắt đầu vứt bỏ nó và chịu thừa nhận mặt yếu đuối của mình. Sau đó, tùy vào tình huống mà uke có quay ngoắt lại với cái tôi của mình và phủ nhận từ vài thứ đến mọi thứ vừa xảy ra hay không.
Điển hình 01: Hiroki trong Junjou Romantica Egoist



Vị giáo sư khoa Văn đáng kính của chúng ta là loại Tsundere nổi và chính hiệu 100%. Dấu hiệu để ta nói Hiroki là Tsundere bao gồm: có dây thần kinh đỏ mặt không kiểm soát được, suy nghĩ quẩn không cần thiết và nhất là việc luôn phủ nhận, cãi cọ với seme.

Điển hình 02: Ritsuka trong Loveless



Ritsuka là trường hợp vẫn còn nằm trong vòng thảo luận, vì đa số fan đọc truyện chỉ chú ý đến quan hệ S&M (servant – master chứ không phải SM trong BDSM) của Ritsuka và Soubi. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ, ta vẫn có thể khẳng định Ritsuka là tsundere thông qua những dấu hiệu sau: cãi cọ kiểu “tôi không cần anh quan tâm” với Soubi, có hành động bướng bỉnh khi nhắc đến Seven Moons, luôn tỏ vẻ cứng rắn bên ngoài nhưng nội tâm thì lay động như bão cấp 10.

Điển hình 03: Sagara Yuuji (Bukiyou na silent)



Vừa đi làm thêm vừa chăm sóc mama đang nằm viện, hai việc này cũng đã đủ chứng tỏ Yuuji đạt chuẩn giỏi và đảm của phụ nữ Việt Nam. Là loại người nghiêm túc trong tình cảm (?) và có seme là một tên phởn đời và đào hoa. Sự đào hoa của seme nhiều lúc khiến Yuuji cảm thấy rất đau đầu. Hiện cậu đang trong giai đoạn khám phá tình cảm bản thân nên bất cứ hành động gần gũi nào giữa cả 2, cậu đều thẳng tay gạt vào sọt rác



4. Yandere uke:
*Yandere là từ chỉ loại người bình thường hiền lành nhưng khi bị dồn đến đường cùng sẽ mạnh mẽ một cách bất ngờ, tính cách thay đổi 180 độ so với thường ngày.
Yandere uke hiện chưa được thống kê độ nổi tiếng trong giới fangirl, chỉ biết rằng trong một cuộc khảo sát gần đây, đa số fangirl (không có fanboy hoặc seme) thú nhận rằng, họ muốn đọc truyện có hình tượng uke hiền lành nhưng biết giữ “chồng”.
- Ngoại hình: ngoại hình cho loại này thoáng, nhưng để chất yandere có thể bộc lộ hết effect thì vẻ hiền lành, ngoan ngoãn và chiều cao thấp hơn seme tí tẹo được sử dụng hết công suất. Sát khí và ám khí ẩn tiềm tàng. Có khả năng xuất adrenaline và đưa cơ thể vào trạng thái bạo lực bất ngờ mà không cần qua giai đoạn trung gian làm ấm người.
- Tính cách: loại người chịu đựng giỏi (nhưng giỏi đến đâu cũng chỉ là người)
- Nội tâm: bí ẩn mà người viết chưa khám phá được vì uke loại này như thú quý hiếm.
Bạn đọc thứ lỗi vì yandere uke tớ chỉ được nghe nói qua và trong tay không có bất cứ tư liệu nào hữu dụng cho việc ngâm cứu

5. Violent uke:Đây là một loại uke hiếm thấy, hiếm gặp nhưng một khi đã gặp thì để lại ấn tượng rất mạnh trong lòng fangirl. Violent uke là một nhánh nhỏ tách ra từ tsundere uke.
Tính bạo lực có rất nhiều nguyên do, nhưng phần lớn là do tính cách từ nhỏ và một phần tsundere có sẵn trong máu.
Violent uke có thể chia ra hai loại chính: loại violent 24/7 và loại chỉ violent trong một số điều kiện đặc biệt (yandere).
- Ngoại hình: standart cho loại này cũng thoáng y như tsundere uke, không có chuẩn nhất định cho loại uke này, tuy nhiên ngoại hình nhỏ hoặc xêm xêm vẫn được chuộng hơn và một lý do nữa là giảm thiểu tối đa hậu quả sát thương cho seme. Violent uke có thể lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn seme.
- Tinh cách: tất nhiên là phải bạo lực! Hiện giờ khoa học vẫn chưa xác định chính xác được liệu uke chỉ bạo lực với một mình seme hay còn bạo lực với những người xung quanh nữa.
- Nội tâm: như đã nói ở trên, violent là một nhánh nhỏ của tsundere, vì thế cái tôi của violent uke cũng rất lớn. Sự khác biệt giữa violent uke và tsundere uke là sau khi thực hiện xong việc phủ nhận (thứ mà chúng ta đều biết là gì), uke thường tặng kèm cho seme vài quả đấm; hoặc có khi không thèm mở miệng để nói lời phủ nhận, uke chỉ đơn giản đấm cho bạn seme bất tỉnh để né tránh vấn đề.
Điển hình 01: Souichi Tatsumi (The tyrant who falls in love)

Bạn nào đã từng đọc qua bài The tyrant who falls in love vs Junjou Egoist sẽ biết ngay độ bạo lực của Souichi.
Bạn đọc thứ lỗi vì tớ không thể tìm thêm được ví dụ về uke loại này


6. Aggressive uke:
Cách đây khoảng một vài năm, khi khái niệm tsundere, yandere... etc chưa phổ biến, các fan đọc Sa/Y*** chỉ biết có hai loại uke: uke truyền thống (loại chỉ biết thủ) và uke hiện đại (loại biết vừa cả công và thủ). Uke hiện đại mà trước đây chúng ta hay gọi đấy chính là aggressive uke.
Aggressive uke là một bản trái ngược hẳn với uke truyền thống. Theo thông tin moi được từ một toic khảo sát về 2 loại uke này cách đây rất lâu trên SAFC (topic này hiện đã bị xóa), thì số fan của 2 loại uke này xêm xêm nhau. Fan uke truyền thống nói rằng "uke hãy an phận thủ thường" còn fan uke hiện đại lại bảo rằng "đổi gió cho nó thú vị".
Và quả thật là loại aggressive uke này rất thú vị, nếu đi kèm cùng một passive seme (không hứng thú với quan hệ) thì sẽ có lắm chuyện cười để xem.
- Ngoại hình: nhất thiết phải nhỏ người hơn seme, mặt mũi có thể có hoặc có thể không ưa nhìn (tùy).
- Tính cách: biết tận dụng vẻ uke trời cho để quyến rũ rù quến seme. Ám khí tiềm tàng. sát khí chỉ lộ ra ngoài khi có kẻ thứ 3 nhảy vào. Có thể liệt uke loại này vào hàng kiên trì (?)
- Nội tâm: sống theo phương châm "yêu và được yêu". "yêu hết mình và tấn công hết mình" (!). Đã quyết chí thì không bao giờ bỏ cuộc
Điển hình: Aoi Sawanoi trong Yume musubi Koi musubi
Uke thuộc hàng cute boy, bạn này cũng thuộc hạng cực aggressive, biết sử dụng sự ngây thơ và nói toạc móng heo của mình để tấn công seme. Đai đen karate dù bề ngoài trông khá xinh xắn


Đang nhớ đến bạn seme và tự shướng một mềnh


.


--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

13 tháng 12, 2009

May mà anh không đẹp trai !

May mà anh không đẹp trai, nên anh biết nâng niu tận dụng hiệu quả mọi cơ hội. Anh thuộc lòng tích "tái ông mất ngựa", rằng "trong cái rủi có vô số duyên may".

May mà anh không đẹp trai, nên anh biết rằng em làm bạn với anh vì anh thật sự tốt bụng. Em mến anh, yêu anh vì anh biết thông cảm và chia sẻ. Nếu anh là người mẫu hay siêu sao điện ảnh, em chắc sẽ không đủ tự tin để thể hiện được mình một cách thoải mái như đã làm. Em sẽ mất thời gian nhiều hơn để quần jean bụi, để tập luyện cách tạo vỏ bọc đẹp đẽ, để tự làm nổi bật giữa vô vàn uke khác xung quanh anh. Vậy thì sao anh có thể biết được em thích trà sữa trân châu và thích sữa chua cà phê, nhỉ?

May mà anh không đẹp trai, nên người ta dễ nhận ra anh có duyên hài hước. Chẳng có ai xấu toàn diện, nên khi nghe anh kể chuyện cười xong, người ta lại chợt thấy anh thật là gần, dễ thương, và rất thu hút.

May mà anh không đẹp trai, nên anh tránh xa được những cám dỗ đời thường, những trò chơi vô bổ, những chuyện quần áo làm điệu cho bản thân, rồi cả những tên uke ăn chơi ngoài phố. Anh bình yên lựa chọn các quan hệ của mình. Chả bao giờ anh phải chịu cảnh "lắm mối tối năm không" như mấy anh chàng seme đẹp trai rỗng tuếch. Vì thật ra, anh còn đang dành thời gian tập trung vào sự nghiệp, hơi đâu mà làm mấy chuyện linh tinh như thế, phải không?

May mà anh không đẹp trai, nên anh có nhiều thời gian đọc sách, nghe nhạc, tập thể dục, chơi thể thao, chăm lo cho cún, miu, học hỏi cách giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Anh có đủ thời gian cho việc khám phá và rèn luyện năng lực bản thân, học tiếng Anh và suy nghĩ về cách gây dựng sự nghiệp.

May mà anh không đẹp trai, nên trong công việc anh không có gì bị ảnh hưởng. Anh không bị vướng bận bởi những bé uke xinh đẹp làm việc cùng anh, hàng ngày đi làm cũng phải đứng hàng giờ trước gương chỉ để chọn quần áo, để vuốt gel làm đỏm lo gây ấn tượng với các bé. Anh chỉ tập trung vào công việc, nhờ thế mà anh gặt hái được nhiều thành công và dễ dàng thăng tiến.

May mà anh không đẹp trai lúc còn trai trẻ, nên khi tóc anh lốm đốm bạc, em lại chợt thấy tình thương em dành cho anh sao mà nhiều đến thế.

May mà anh không đẹp trai, nên về già em sẽ thấy anh vẫn thế! Em sẽ không phải ngậm ngùi chứng kiến sự già nua nhanh chóng của chàng hoàng tử ngựa trắng, mà sẽ được ngưỡng mộ sự bền bỉ dẻo dai của một chàng trai bình thường.

May mà anh không đẹp trai nên khi yêu, anh cũng dành cả trái tim cho mỗi mình em, anh biết trân trọng tình yêu mà mình đang có. Thế nên em sẽ không phải lo lắng, sẽ không phải ghen tuông, sẽ không phải suy nghĩ này khác nữa.

May mà anh không đẹp trai !!!!

10 tháng 12, 2009

Ngốc Ngếch - Bảo Thy

Công nhận Bảo Thy cũng "ngốc ngếch" lắm khi tung ra bài hát vào ngay cái thời điểm dân tình lúc nào cũng luôn miệng "Bảo Thy stupid", "Bảo Thy ngu ngốc", ... như bây giờ.

Đây là bài hát Việt 100% trong chiến dịch "Made In Việt Nam 100%" của chị ấy ( tên chiến dịch bằng tiếng Anh =)) ). Trước giờ toàn đạo nhạc, đạo tràn bản họng, đạo cho lắm vào rồi giờ thì bị chửi quá, chuyển sang hát vài bài nhạc Việt 100% rồi "Thy hát nhạc Việt 100% đó, mọi người ủng hộ Thy nhé". Hết chỗ nói.





Bài này mình cho điểm 7/10. Hát nhạc Việt đúng là vẫn hơn phải không? Cô nàng đã chẳng bao giờ bị chửi nếu như tự tiến thân bằng nhạc Việt chứ không phải bằng cái list 27 bài nhạc đạo kia. Giọng hát của Bảo Thy trong bài này yếu, nhưng lại dc mixer cho cao vun vút. Luyến láy cũng ok hơn trước. Giai điệu bài này cũng lạ đối với V-pop hiện nay. Nói chung tổng quan nếu như không có chất giọng của Bảo Thy mà thay bằng của của những người có chất giọng cao và ấm thật sự như Thùy Chi, Khánh Linh, etc. thì có lẽ ok hơn.

Còn đây là cái lyric:

Có lẽ tôi dại khờ, có lẽ tôi lầm lỡ
Ngốc nghếch như em là vừa đừng lập lại chuyện ngày xưa
Khóc lóc anh cho là đùa, nước mắt cho anh là thừa
Có lẽ thôi đợi chờ từng ngày dài lại nằm mơ, em mơ...

Cái khúc này ok nè, diễn tả được cái cảm xúc của một người con gái ngu ngốc bị bồ bỏ. Đúng rồi đó, nhưng nghe cứ như Bảo Thy đang nói về chính mình. Đừng ngốc ngếch nữa Bảo Thy, đừng lập lại những chuyện ngày xưa nữa nhé, 27 bài là đủ để dân tình ghét rồi. Đừng "mơ" nữa xD

Em ko còn ngây thơ, em thôi mộng mơ thôi la cà cười đùa và em ko hay khóc nữa
Anh ko còn như xưa, ko như ngày nào mà em vẫn nghĩ đến, tính anh hay quên
Từ nay em thôi ngốc nghếch với bao suy tư muộn phiền
Từ nay anh thôi không lại gần bên
Người lạnh lùng như thế cớ sao ra đi nay lại về
Đừng làm tim em vỡ tan

Rồi em sẽ quên đi, đợi chờ làm chi
Thì tại ngày nào mình ngốc nghếch quá làm gì
Rồi anh đã thôi cho em lặp lại chuyện xưa
Có lẽ nước mắt là ngờ trong anh
Và anh sẽ bơ vơ từng chiều nằm mơ
Rồi ngày lại ngày mà cứ đứng mãi đợi chờ
Và em sẽ vui lên chẳng còn kề bên
Có lẽ ngốc hết từ nay mãi mãi hôm nay về sau

Sự chuyển mình hướng về dòng nhạc Việt 100% của cô ấy có lẽ là một biểu hiện tốt cho V-pop, dù nó hơi mong manh. Có ai thấy như mình không ?

5 tháng 12, 2009

Clip lừa tình ăn theo kem_pinky

3 tháng 12, 2009

Thư ngỏ gửi bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Úy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội

Kính thưa Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Uỷ ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội,

Tôi vừa được đọc bài trao đổi của Bà với phóng viên VietNamnet, với tựa đề “Chưa nên có luật cấm hay thừa nhận hiện tượng “gay” (http://www.vnn.vn/chinhtri/doinoi/2004/11/344821/). Bà là người đầu tiên trong cơ quan quyền lực nhà nước công khai bàn đến đồng tính luyến ái. Do vậy, cuộc trao đổi này có ý nghĩa không nhỏ, vì có thể phần nào cho thấy chỉ báo về thái độ từ chính quyền đối với vấn đề. Và cũng do vậy, với tư cách một người nghiên cứu thuộc ngành nhân văn, tôi thấy mình có trách nhiệm phản hồi, để đông đảo bạn đọc rộng đường hơn trong nhận định.

Thư ngỏ này là một tiếng nói thành tâm, nhằm góp thêm thông tin, mà không hề mảy may có ý định công kích hay “dạy đời”.

1. Một thái độ đáng trân trọng

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Bà. Với cương vị người đứng đầu một trong những uỷ ban có vai trò lớn trong cơ quan lập pháp, thời gian qua, Bà luôn lên tiếng bảo vệ các quyền lợi dân sinh, quan tâm các đến thành phần trong xã hội. Và nay, Bà lại lên tiếng trong vấn đề mà bấy lâu vẫn không chính thức thảo luận đến.

Hết sức cảm kích khi bà cho rằng người đồng tính luyến ái “đáng thương chứ không đáng trách gì họ! Bởi vì cái đó nhiều khi bản thân họ cũng không ý thức việc đó! Có khi từ bản năng con người trước một cái vẻ đẹp của người khác, chẳng qua con người đó đồng giới với mình!” Điều này cho thấy Bà nhìn đã nhìn đồng tính ái là một vấn đề tự nhiên, không phải do con người tự chọn lựa con đường tình cảm đầy gian truân và bất trắc, mà trong sự xung đột của bản thân và kỳ thị của xã hội, không ít người đã rơi vào trạng thái stress kéo dài đầy nguy hiểm, hoặc đành chọn cho mình một đời sống tiêu cực theo hướng này hay hướng khác (cho họ và cho những người liên quan), thậm chí không ít người từng tính đến chuyện tự kết liễu.

Chỉ cần một ít tinh ý là có thể nhận ra, chính Bà là người dẫn dắt cuộc phỏng vấn chứ không phải người phỏng vấn. Và sự dẫn dắt này là để chủ động đưa quan điểm rằng không dùng luật để cấm hay thừa nhận đồng tính luyến ái. Ngay khi trả lời câu hỏi thứ hai, mà vốn không đề cập đến luật pháp, Bà đã lập tức khẳng định tính vô hiệu nếu luật pháp quy định (được ngầm hiệu là cấm) đối với vấn đề này. Với suy diễn phần nào võ đoán của tôi, phải chăng đã có ý kiến từ những ai đó, đề nghị dùng luật pháp để chế tài hiện tượng này, và cuộc trao đổi với VietNamnet chính là để có câu trả lời chính thức của Bà nói riêng và của lãnh đạo Quốc hội nói chung cho cách đặt vấn đề như vậy? Cho dù suy diễn này không đúng, ở đây tôi vẫn muốn bày tỏ sự tán thưởng, và cả sự biết ơn, về một quan điểm đúng đắn, trước sự chủ động của Bà trong việc bác bỏ ý tưởng đưa luật pháp can thiệp vào quan hệ tình cảm cùng phái theo hướng áp chế nó.

Tôi cũng hoàn toàn đồng ý rằng không ra pháp luật cấm, không khuyến khích đồng tính luyến ái, mà khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề, để đưa lời đáp đúng đắn cho hiện tượng này. Có thể có người hiểu cuộc trao đổi của Bà là tiêu cực cho người đồng tính ái, nhưng nhận định của riêng tôi, chính là Bà đang bảo vệ cho họ, trên tinh thần bao dung và tôn trọng sự xác thực khoa học đối với vấn đề. Người đồng tính luyến ái, cũng như bạn bè ủng hộ họ, không trông mong gì hơn thế từ phía chính quyền và toàn thể cộng đồng xã hội.

Tuy nhiên, như tôi đã nhận định trong bài viết “Nhìn bằng đôi mắt bao dung”: “những gì mà luyến ái đồng giới trước nay vốn phải hứng chịu chính là sự bất khoan dung xuất phát từ sự thiếu hiểu biết và những định kiến thiếu sự đồng cảm trước đồng loại, sự bỏ mặc của các thế hệ trước đối với hiện tượng đang trở nên một thực tế bán công khai này ở phần giới trẻ có liên quan.” Với tất cả sự trân trọng chân thành dành cho Bà, tôi vẫn buộc phải nói rằng thông tin mà Bà tiếp nhận còn hết sức thiếu thốn, từ đó, những trình bày của Bà có thể vô tình khiến cộng đồng hiểu sai không ít về tình cảm cùng phái.

2. “Bệnh lý” và cơ sở sinh học

Đồng tính luyến ái không hề là một căn bệnh, cả về sinh lý lẫn tâm lý. Đó không phải là một nhận định tùy tiện, càng không phải là người đồng tính luyến ái tự biện hộ, mà là kết luận của các tổ chức khoa học hàng đầu thế giới.

Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association, APA), tổ chức y học chuyên ngành lâu đời nhất ở nước này, và cũng là hội tâm thần học lớn và uy tín nhất thế giới, hiện có hơn 35.000 hội viên, từ năm 1973 đã loại đồng tính luyến ái ra khỏi Danh sách các Triệu chứng và Bệnh rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders). Từ đó đến nay, Hiệp hội này, đóng vai trò là người dẫn đầu, cùng với Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) và Hiệp hội Y học Hoa Kỳ (American Medical Association), v.v…, bằng thiên chức khoa học của mình, luôn lên tiếng đấu tranh, không chỉ trên bình diện khoa học, mà cả trên bình diện chính trị, cho quyền tồn tại xã hội và pháp lý của người đồng tính luyến ái.

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization, WHO), mà vai trò của nó đối với y học toàn cầu là không ai có thể phủ nhận, năm 1992 cũng làm điều tương tự như APA đã làm vào năm 1973. Trong Phiên bản thứ 10 của Danh sách Phân loại các Chứng bệnh trên Thế giới (International Classification of Diseases, 10th Edition) đã không còn hiện diện “bệnh” đồng tính luyến ái nữa.

Giờ đây, nếu không là bệnh, không còn cơ sở cho sự thương hại, phải chăng tình cảm đồng giới trở thành một chọn lựa lối sống đáng lên án? Hoàn toàn không như vậy. Dưới ánh sáng khoa học – dù việc soi rọi của nó rất chậm chạp (một phần do những tác động chống đối của các lực lượng bảo thủ) so với sự trưởng thành nhanh chóng trong xu hướng tình cảm giới tính của nhiều lớp thanh thiếu niên và sự uẩn ức, uất ức mà họ phải gánh chịu – cơ sở sinh học của đồng tính luyến ái đang ngày càng được minh chứng vững chắc.

Tôi xin trích nguyên văn thông tin đã được giới thiệu trên mạng VietNamnet trước đây:

“Năm 1991, bác sĩ LeVay, khoa Thần kinh, Viện Salk (Mỹ) đã công bố nghiên cứu giải phẫu một phần não vùng dưới đầu của 41 tử thi. Đây là những người đã tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong số họ, có 16 người đồng tính luyến ái. Bác sĩ phát hiện ra rằng, những người đồng tính luyến ái, thành phần INH3 (cấu trúc nhỏ được biết đến như một yếu tố điều khiển thái độ tính dục ở động vật có vú) nhỏ gấp hai lần so với những người khác.

Năm 1993, một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm mối liên hệ giữa gene và chứng đồng tính luyến ái. Họ tìm thấy một điểm đặc biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể X, được truyền từ mẹ sang con và thường gặp ở những người đồng tính luyến ái.” (http://www.vnn.vn/suckhoe/bacsitaigia/2003/11/36613/)

Tôi xin nói thêm rằng công trình về gene đồng tính ái sau đó bị một nhóm khác cho là không chính xác, vì những thử nghiệm của họ không cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, nhóm của Harner vẫn không hề từ bỏ kết luận của mình. Trên tinh thần khách quan khoa học, ta có thể nói gene đồng tính ái vẫn chưa có đủ tính xác thực cuối cùng, nhưng sự thận trọng cần thiết đó không hề làm suy giảm chút nào thực tế sinh học tự nhiên của luyến ái đồng giới. Một khám phá khoa học mới nhất đã đưa ra ánh sáng cơ chế di truyền của khuynh hướng cùng phái trong tình cảm.

Ngày 12.10.2004, nhóm các nhà di truyền học tại University of Padua, Ý, do Andrea Camperio-Ciani dẫn đầu, đã tìm ra cơ chế giải thích cho điều được gọi là “Nghịch lý Darwin” của tính dục đồng giới: đàn ông đồng tính luyến ái sinh sản ít hơn đàn ông dị tính luyến ái, tại sao tính dục đồng giới vẫn luôn được duy trì, đời này sang đời khác? Nghiên cứu của nhóm Camperio-Ciani chứng minh tác di truyền của đặc điểm đồng tính bên “dòng máu” phía người mẹ có ảnh hưởng lên (những) người con trai, và chính những người cô/ dì, chị/ em gái của họ là những “vật mang”, tiếp tục truyền tác nhân di truyền đồng tính cho (các) thế hệ sau.

Các khoa học gia này thận trọng cho rằng những gì họ khám phá không phải là tác nhân duy nhất của đồng tính luyến ái, mà còn có yếu tố văn hóa và trải nghiệm tính dục, nhưng đã một lần nữa mạnh mẽ cho thấy rõ ràng có một tác nhân di truyền-gene với tư cách một quy định sinh học nơi người đồng tính luyến ái. Cần lưu ý thêm, nghiên cứu lần này được tiến hành trên diện rộng, đủ đảm bảo cho tính phổ biến của nó: đối tượng nghiên cứu là 98 người đồng tính và 100 người dị tính, cùng với hơn… 4.600 người thân thuộc của họ (ở đối tượng phức tạp như con người, và ở vấn đề phức tạp như vậy, con số chọn mẫu như thế có thể xem là chóng mặt trong thống kê học.).

Chính cơ sở sinh học-tự nhiên của tính dục đồng giới tự nó đã là một khẳng định, đã là một đòi hỏi hoàn toàn chính đáng, mà cũng là tiếng gọi lương tri đồng loại đối với sự tồn tại bình đẳng về mặt xã hội và pháp lý cho người đồng tính ái.

3. Đạo đức và khoan dung

Đồng tính luyến ái không là “bệnh”, và càng không phải là “bệnh hoạn”. Nếu từ này được hiểu theo nghĩa y vụ (ví dụ “nó bệnh hoạn luôn”), lời đáp đã được tôi đề cập ở trên. Nhưng nếu từ này được hiểu theo nghĩa đạo đức, dù người nói hoàn toàn không ác ý, nó sẽ gây nhói lòng cho phía này, và có thể gây kỳ thị từ phía khác.

Tôi hoàn toàn không đồng tình với một số quan niệm và hành vi xã hội, cũng như quan niệm và hành vi tình dục của một bộ phận người đồng tính luyến ái, dù về mặt tâm thần học, tâm lý học và tình dục học, nhiều hành vi trong số này có thể được cảm thông ở mức độ nào đó. Thế nhưng, phần lớn các quan niệm và hành vi của người đồng tính luyến ái cũng chỉ nằm trong quan niệm và hành vi chung của con người, gồm cả hành vi lành mạnh và hành vi không lành mạnh. Gắn kết một số quan niệm và hành vi nào đó, cho dù là trong hoạt động tình dục, mà ở người dị tính cũng có, xem như “bệnh hoạn” ở người đồng tính, là việc làm bất công.

Quan hệ tình cảm giữa những người đồng giới, như quan hệ giữa những người dị giới, cũng có loại người thủy chung và không chung thủy. Nó cũng có loại nghiêm túc và cũng có loại lẳng lơ. Nó cũng có tình yêu thật lòng và tình cảm tiền bạc. Nó cũng có hy sinh và phản bội. Nó cũng có phạm pháp hình sự và tranh chấp dân sự. Nó cũng có tình bạn và tình yêu. Nó cũng có tiếng sét ái tình và tình yêu lý trí. Nó cũng có người biết tiết chế và kẻ dâm tặc. Nó cũng có tư cách và vô liêm sỉ. Nó cũng có người trí thức và kẻ vô học. Nó có những kẻ xấu xa, nhưng cũng không thiếu những con người đang hàng ngày đóng góp vào sự thịnh vượng của quốc gia, từ vị trí xã hội mà họ đảm nhận...

Trừ những người thích thể hiện sự khác phái trong con người mình – mà đây chỉ là một bộ phận rất nhỏ, hoặc là do đặc điểm thật trong cơ thể họ, hoặc là một biểu thị phản ứng tâm lý-hình thể trước định kiến xã hội – thì người đồng tính luyến ái, về mặt thể chất vật lý lẫn mặt xã hội, hoàn toàn không khác biệt gì so với người dị tính luyến ái, ngoài điều duy nhất: họ có tình cảm giới tính với người cùng giới tính, là điều vốn có cơ sở sinh học-di truyền, như đã nói.

Ngoài phần nổi “gay lộ” của tảng băng, người đồng tính luyến ái, nam cũng như nữ, họ sống hàng ngày bên cạnh chúng ta. Họ có thể là người con, người cha, người mẹ, người họ hàng, người bạn, người đồng nghiệp, người thuộc cấp hay cấp trên của chúng ta. Họ có thể là người công nhân, anh cảnh sát, chị thư ký, là nghệ sĩ, bác sĩ, giảng viên, quan chức… Họ có thể là các chuyên gia, khoa học gia, triết gia, chính trị gia… Họ là người dân thường mà cũng có thể là người lãnh đạo. Cuộc đời của họ trôi qua bình dị như bao người, mà cũng có thể ghi lại những dấu vết trong lịch sử, chính trị, khoa học, nghệ thuật…

Khi nào xã hội có thể nhìn những biểu hiện bình thường này ở những người đồng tính ái là… bình thường, khi nào xã hội không đánh giá một biểu hiện, một hành vi đáng trách của một gay, một nhóm lesbian nào đó thành một vấn đề kinh khiếp của tất cả những người đồng tính luyến ái, thì khi đó xã hội đã có thái độ chấp nhận và khoan dung.

Khoan dung ở đây được đề cập không như một động thái đạo đức, điều mang nghĩa rằng có sự tha thứ cho sai lầm. Khoan dung, trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị, được hiểu là thái độ sẵn sàng chấp nhận những niềm tin và hành động khác với mình của các thực thể xã hội khác. Diễn đạt khác đi, đó là sự dung chứa lẫn nhau những dị biệt giữa các nhóm xã hội, nhóm văn hoá, và cả giữa các (nhóm) quốc gia khác nhau. Chính là từ đây mà hình thành sự đa văn hoá xã hội, trong đó có đa văn hóa tôn giáo, đa văn hóa sắc tộc, đa văn hóa tính dục… Khoan dung và đa văn hóa hàm chứa, mà cũng là một hệ quả của xã hội công dân và dân chủ: quyền tồn tại xã hội và bình đẳng của các nhóm thiểu số, trong đó có thiểu số tính dục.

Hiểu như vậy sẽ thấy rằng khoan dung xã hội đối với tình cảm đồng giới không có nghĩa là bộ phận không đồng tính ái là những người đứng trên, là những người có tư cách đạo đức hơn, và có quyền phán xét đối với người đồng tính ái, để rồi từ đây ban cho họ sự tha thứ. Mà đúng ra, là cả hai nhóm người có khuynh hướng tình cảm giới tính trái ngược (dù đương nhiên có cán cân hoàn toàn không tương xứng) này, có tư cách bình đẳng nhau trên lĩnh vực tình yêu, tình dục, bình đẳng về mặt giá trị và đạo đức, và mỗi phía cần chấp nhận niềm tin tình cảm, hành động tình ái của phía bên kia. Đó là sự chấp nhận lẫn nhau giữa con người với con người, mà không phải một ai đó, một nhóm người nào đó cho rằng mình cao quí hơn về tình cảm giới tính và tính dục, để rồi cho mình cái quyền phán xét điều này ở người khác một cách độc đoán.

Không thiếu những người đồng tính ái có học thức, có tri thức, có nhân cách, có đóng góp lớn lao trong xã hội, có tình cảm cao quí, có tình yêu và hy sinh đáng trân trọng; và cũng đầy ra đó những người có tình yêu dị tính nhưng thiếu năng lực, thấp hèn, ích kỷ, phi nhân. Vế thứ nhất xin hãy thử chịu khó tìm hiểu những vấn đề lịch sử, học thuật có liên quan (tiếc rằng tài liệu tiếng Việt cực kỳ hiếm); xin hãy chịu khó đọc ở những bài viết nghiêm túc, những cái tâm, những tình cảm chân thật, những tấm lòng, những giằng xé, mất mát, khổ đau… được thể hiện trên các forum mạng. Còn vế sau thì vẫn hàng ngày chúng ta vẫn phải va chạm trong cuộc sống, thiết nghĩ không cần phải nói nhiều.

Xin đừng hiểu lầm rằng tôi muốn nói người đồng tính ái thì cao quí còn người dị tính ái là thấp hèn, nghĩ như vậy có họa là ở người mất trí. Ý tôi là nhân cách tùy ở đạo đức của mỗi người, không phải ở khuynh hướng tình cảm giới tính của họ. Cái chân, thiện, mỹ có ở cả người dị tính và đồng tính, và ngược lại, cái giả dối, cái ác độc, cái xấu xa có ở người thích người cùng phái hay khác phái. Đơn giản là giữa khuynh hướng đạo đức, năng lực tri thức và kỹ năng thực tế, với khuynh hướng tình cảm giới tính, là những phạm vi khác biệt nhau. Không thể vì khuynh hướng tình cảm giới tính mà gắn kết vào đó là cao quí hay thấp hèn, là tốt hay xấu. Sự gắn kết đó, nếu có, chính là sự định kiến phi nhân bản mà con người, trên con đường tiến hóa đạo đức, nếu không lọc bỏ được, sẽ là sự thui chột đạo đức mang tính người.

4. Luật pháp và sự thừa nhận

Suy luận võ đoán của tôi rằng đã có ý kiến dùng luật pháp can thiệp vào quan hệ tình cảm cùng giới tại Việt Nam, được liên kết không chỉ với trao đổi của Bà, mà còn với sự kiện còn nóng hổi tại Hoa kỳ.

Việc mười một bang của Hoa Kỳ trong ngày 02.11 vừa rồi bỏ phiếu chuẩn thuận ngăn chặn hôn nhân đồng giới (một kết quả mà ai có quan tâm đều dự báo được), cùng lúc với chiến thắng của Tổng thống Bush, có nghĩa là việc tu chính hiến pháp Liên bang để thực hiện sự cấm đoán này sẽ được tiếp tục theo đuổi. Đó không phải là chiến thắng đạo đức và chiến thắng của “lòng dân”, mà là chiến thắng của một chiến lược tôn giáo hóa chính sách của nhà nước thế tục, là chiến thắng của chiến lược gây chia rẽ trong một quốc gia vốn có sự dung chứa đa văn hóa.

Ai đó ở Việt Nam muốn lấy đây làm gương, nếu đúng, xin nói thẳng, đó là loại ý kiến đi ngược lại dòng tiến hóa chung của luật pháp trong vấn đề này. Đi đôi với việc bình thường hóa quan hệ cùng giới trong đời sống, xu hướng của luật pháp tiến bộ là tháo khoán những luật kỳ thị chống người đồng tính luyến ái nay còn rơi rớt lại từ trong lịch sử, cùng lúc, tăng cường các luật bảo vệ họ trong lĩnh vực công ăn việc làm, an sinh xã hội, và định hình các mô hình pháp lý thừa nhận quan hệ chung sống của họ. Mục tiêu mà chính quyền Bush đang theo đuổi: tái luật hóa chống quan hệ đồng giới, mà cụ thể là hôn nhân, nếu không muốn nói là duy nhất, thì cũng hoàn toàn là thiểu số trên thế giới đang có xu hướng luật hóa để thừa nhận quyền của cộng đồng này.

Các tổ chức y học hàng đầu (WHO, APA…), các tổ chức nhân quyền quốc tế (Human Rights Watch, Amnesty International…), Liên hiệp quốc và các cơ quan chuyên trách của nó (U.N. Human Rights Committee…), Liên hiệp Châu Âu, và ngay cả Đệ tứ Quốc tế Cộng sản…, đều khẳng định quyền tồn tại xã hội của các cộng đồng thiểu số về tình cảm giới tính.

Trong khi tại nước Mỹ, các thế lực bảo thủ chuẩn bị ca khúc khải hoàn vì hạ gục được một bộ phận vốn chỉ là tuyệt đại thiểu số yếu thế và yếm thế - người đồng tính luyến ái, thì lẳng lặng hơn, ở Châu Âu, ngày 27.10 đã nổ ra một “khủng hoảng” (theo đúng cách nói của giới truyền thông), nguyên nhân không phải vì ủng hộ mà là vì công kích đồng tính luyến ái. Tầm mức của khủng hoảng không nhỏ một chút nào, khi nó liên quan đến các định chế chính trị của Liên hiệp Châu Âu. Đó là việc Chủ tịch mới của Uỷ hội Châu Âu (tương đương hành pháp) phải rút lại danh sánh Uỷ hội trước sự phản đối của các dân biểu Nghị viện Châu Âu, vì trong danh sách, Rocco Buttiglione, người Ý, dự kiến giữ chức vụ Cao ủy viên phụ trách Tư pháp, trước đó đã phát biểu có ý bài xích đồng tính luyến ái. Chính quyền Ý vẫn dành sự ủng hộ cho nhân vật này, nhưng tự ông sau đó đã phải rút lui và cũng không dám thừa nhận thái độ bài đồng tính luyến ái của mình, khi thanh minh rằng ông chỉ là nạn nhân của việc trích dẫn sai ngữ cảnh. Cuộc khủng hoảng nhân sự cấp cao này đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Điều này cho thấy, việc tôn trọng phẩm giá của người đồng tính cùng với sự tồn tại pháp lý trong các quan hệ của họ là một tiêu chuẩn không thể bỏ qua trong đời sống chính trị Châu Âu.

Cũng lẳng lặng như thế, mới ngày 09.11 đây thôi, tại nước Anh, đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ tại Châu Âu, Hạ viện đã thông qua Dự luật Phối ngẫu Dân sự (Civil Partnership Bill), mà truyền thông nước này gọi đó chính là hôn nhân, chỉ trừ tên gọi.

Đây chỉ là sự thừa nhận pháp lý gần nhất đối với quan hệ đồng giới. Trước đó, điều này đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều cấp độ khác nhau, không phải chỉ vỏn vẹn ở điều là có hai nước (đầu tiên: Hà Lan và Bỉ) cho phép hôn nhân đồng giới. Để có đầy đủ chi tiết, mong Bà và những ai quan tâm đọc văn bản có tên “Không phân biệt đối xử trong hôn nhân dân sự: Nhìn từ luật pháp và thực tiễn nhân quyền quốc tế” (Non-Discrimination In Civil Marriage: Perspectives From International Human Rights Law And Practice), do Human Rights Watch phát hành ngày 04.09.2003, mà tôi đã dịch cùng bài viết “Hôn nhân: Bình đẳng pháp lý cho các quan hệ đồng giới”, đăng tại talawas.

Từ ngày 04.09.2003 đến nay, tiến trình nhìn nhận pháp lý đối với tình cảm đồng giới cứ tiếp tục nối dài.

-Đầu tháng 12.2003, Hạ viện Thụy Sĩ thông qua dự luật cho phép đăng ký quan hệ gia đình của các cặp cùng giới. Và tháng 6.2004, toàn thể Quốc hội nước này cũng đã thông qua dự luật.

-Cuối tháng 12.2003, Quốc hội Israel thông qua lần đầu dự luật về một số quyền giới hạn cho các phối ngẫu có cùng giới tính.

-Vào ngày cuối của năm 2003, trong khi chính phủ Bảo thủ Astralia vẫn giữ thái độ không chấp nhận việc chính thức hóa quan hệ chung sống đồng giới, bang Tasmania đã cho tiến hành đăng ký quan hệ của các cặp này, cùng với các phúc lợi như các cặp dị giới.

-Tại Canada, dù lịch trình hợp thức hóa hôn nhân đồng giới ở cấp Liên bang đã bị đình hoãn so với dự định là cuối năm 2003, nhưng lần lượt các vùng đã thực hiện điều này:

-Ontario (06.2003),

-British Columbia (07.2003),

-Quebec (03.2004), Y

-ukon (07.2004),

-Manitoba (09.2004).

Nhìn vào bản đồ, một phạm vi tương đương hai phần ba lãnh thổ Canada đã hợp thức hóa hôn nhân đồng giới.

-Ngày đầu tháng 10.2004, chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua dự luật mà khi có hiệu lực sẽ trao quyền hôn nhân đầy đủ cho những người cùng giới.

-Và tháng 11 này là nước Anh, như đã nói.

Có thể nói, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến một làn sóng các quốc gia đi vào hiệu lực chính thức trong việc công nhận pháp luật hôn nhân đồng giới hoặc một hình thức tương đương như vậy.

Tại Hoa Kỳ, kể từ năm 2000, khi bang Vermont đi tiên phong trao các quyền gia đình cho các cặp đồng giới bằng hình thức "Kết hợp Dân sự" (Civil Union), đến nay, sự công nhận đối với gia đình đồng giới vẫn tiếp tục diễn ra, bên cạnh sự chống đối hết sức gay gắt.

-Ngày 30.03.2004, Hạ viện Maryland, thông qua dự luật Phối ngẫu Trọn đời (Life Partners) cho người đồng tính luyến ái.

-Ngày 26.06.2003, Tối cao Pháp viện Liên bang ra phán quyết bác bỏ Đạo luật Hành vi Đồng giới (Homosexual Conduct Statute) của bang Texas.

-Tối 19.09.2003, Thống đốc sắp mãn nhiệm của California đã ký thành luật “Đạo luật về Quyền và Trách nhiệm Phối ngẫu Gia đình” (Domestic Partners Rights and Responsibilities Act of 2003), khi có hiệu lực vào tháng 01.2005, sẽ trao cho các đôi đồng giới chung sống gia đình có đăng ký của bang hầu hết các quyền và nghĩa vụ pháp lý của hôn nhân.

-Ngày 11.11.2003, Thống đốc bang Wisconsin phủ quyết một dự luật đến từ các nhà lập pháp nhằm tái định nghĩa hôn nhân là duy nhất giữa nam và nữ.

-Ngày 18.11.003, Tòa án tư Pháp Massachusetts ra một phán quyết khiến, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, hôn nhân của những người cùng giới tính được nhìn nhận pháp lý. Và vào ngày 20.05.2004, những hôn sự cùng phái tính hợp pháp đầu tiên đã được thực hiện trên đất Hoa Kỳ.

-Trước đó, ngày 12.01.2004, Thống đốc New Jersey đã ký thành luật dự luật Phối ngẫu Gia đình đồng giới của bang.

Xin nói thêm, cho dù Đảng Cộng hòa hiện nắm hành pháp, chiếm đa số trong lập pháp, và sẽ bổ nhiệm những thẩm phán về phe với họ tại Tối cao Pháp viện Liên bang, điều đó không có nghĩa là tu chính hiến pháp chống hôn nhân đồng giới sẽ chắn chắn có được. Muốn một tu chính đi vào Hiến pháp, nó cần được hai phần ba của cả Thượng và Hạ viện chuẩn thuận, cùng lúc với hai phần ba các bang đồng ý. Và trước bầu cử, sau khi đã “mềm hóa” dự khoản tu chính chống gay này, ngày 14.07.2004, Thượng viện vẫn đã thất bại trong việc thông qua.

Ngay tại Châu Á, không nói đến Thái Lan, thì những năm qua, Nam Hàn và Singapore, những nơi có tiếng là hà khắc với đồng tính luyến ái, cũng đã từng bước bóc dỡ những cấm kỵ. Đài Loan thì đã có kế hoạch thừa nhận hôn nhân cùng giới từ cuối tháng 10.2003. Nếu (chỉ là nếu) việc luật hóa chống quan hệ đồng giới được thực hiện tại Việt Nam – xin quay về quê nhà - thì đây sẽ là nơi duy nhất của Châu Á và là nơi thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ của Bush), vào lúc này mà còn (có dự định) thực hiện sự kỳ thị chính thức chống người đồng tính luyến ái bằng luật pháp. Điều đó, không kể mặt đối nội, về đối ngoại không thể tránh khỏi những xung đột về chính trị, pháp lý, và văn hóa với Liên hiệp Châu Âu, một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trên trường quốc tế.

5. Việt Nam: kỳ thị và chấp nhận

Thưa Bà Nguyễn Thị Hoài Thu,

Những gì đã được nói ở trên, dù hoàn toàn không đủ cho một trình bày chính thức về đồng tính luyến ái, nó cũng là một cái nhìn tổng quan về mặt khoa học và bối cảnh thế giới đối với vấn đề. Nay tôi xin nói chút ít về thái độ đối với luyến ái đồng giới tại Việt Nam.

Nói đến đồng tính luyến ái, điều đầu tiên được đề cập thường là sự kỳ thị. Nó được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau: từ chỗ chọc ghẹo, nhìn bằng cặp mặt khó chịu; rồi báng bổ, xúc phạm, xem là không đúng, không đạo đức, xa lánh; nặng nề hơn là tấn công, phân biệt đối xử trong công ăn việc làm, phúc lợi; và đỉnh cao là sự kỳ thị “hợp pháp” bằng luật pháp. Ở Việt Nam, hiện những biểu hiện ở các cấp độ sau không có, vì thực chất nền văn hóa Việt Nam là có tính khoan dung.

Nhận thức phổ biến trong nước trước nay vẫn xem đồng tính luyến ái là “bệnh”. Cách nhìn này trở thành “thói quen”, và cũng trở thành cái cớ cho những người bênh vực họ người đồng tính ái lên tiếng, kêu gọi một sự thương hại, “từ bi hỉ xả” từ xã hội, mà cũng là để tránh bị chụp mũ luôn là đồng tính cho người lên tiếng.

Những e ngại rằng cách nhìn truyền thống khó chấp nhận đồng tính luyến ái, là không vững chắc. Thật ra, khác với truyền thống Thiên chúa giáo và Hồi giáo, tại Việt Nam, ngoài “bệnh” ra, đồng tính luyến ái không hề bị quy là “tội lỗi”. Một nền văn hóa xuất phát từ Phật giáo, ngay từ trong gốc kinh điển của nó lẫn các diễn dịch, đều không hề tỏ thái độ lên án đồng tính luyến ái, mà chỉ có vấn đề xa lánh nhục dục nói chung. Truyền thống Phật giáo vốn là vị tha và khoan dung.

Thái độ khoan dung ở Việt Nam thể hiện rất rõ. Những người có cùng giới tính cặp kè nhau, có cử chỉ thân mật (nắm tay, bá vai, ôm bụng, ngủ chung, quấn quít bên nhau…) là điều hoàn toàn bình thường. Các “bóng lộ” hay “ô-môi” thì thoải mái phô bày trước người khác, và mọi người xung quanh, trừ một số ít ác ý, phổ biến vẫn là có một cái nhìn thoáng qua rồi thôi. Ai đó có biểu hiện hơi “nữ tính” (nét mặt, giọng nói, cử chỉ…), dù người khác có thể nói sau lưng này kia, nhưng vẫn không có khoảng cách trong các quan hệ công việc và tập thể, nếu không vì nguyên nhân khác. Một số gay hiện cũng đã khai xuất (come out, chỉ sự công khai xuất hiện, công khai thừa nhận của người đồng tính ái), công khai quan hệ yêu đương, gia đình…

Thế nhưng ba, bốn năm trở lại đây, dường như thái độ kỳ thị lại manh nha biểu hiện. Trên báo chí trong nước, chúng ta có thể thấy một vài tờ báo, một số phóng viên chuyên khai thác đề tài đồng tính gắn với các hiện tượng tiêu cực: những khu vực tụ tập của gay, những website sex gay, hành động mãi dâm trá hình, hành vi công khai của “bóng lộ”, hậu trường đồng tính của giới ca sĩ, những vụ án hình sự liên quan đến đồng tính, “nạn dịch” đồng tính đang lan tràn, v.v… Lên án những hành vi không lành mạnh của người đồng tính (và cả người dị tính) là điều cần thiết, nhưng vấn đề là kiểu thông tin mang vẻ định kiến, một chiều, có yếu tố “câu khách”, “câu cơm” như vậy lại diễn ra trong bối cảnh các thông tin khoa học, cũng như những khía cạnh của vấn đề đặt trong bối cảnh xã hội công dân, thì lại hết sức thiếu vắng. Những điều đó, cùng lúc với sự phớt lờ, không hay biết đến đời sống tiêu cực âm thầm mà người đồng tính luyến ái phải gánh chịu, đã khiến định hình trong dư luận về một nỗi lo trước nguy cơ đồng tính, đồng nghĩa với sự đồi trụy, xấu xa của toàn thể cộng đồng này, bao gồm cả số “nổi” và “chìm”. Trong khi đó, cùng một tính chất sự việc, nếu ở người dị tính, thì lại được xem bình thường và chỉ khoanh lại trong vụ việc.

Và, hệ quả là đã định hình cái gọi là “tệ nạn” đồng tính luyến ái!

Cách nhìn bất công đó thời gian gần đây đã có giảm đi, do những tòa báo, những nhà báo có lương tâm, và một số nhân vật bắt đầu nhìn nhận lại vấn đề. Các thông tin internet, từ tiếng nói của những người trong cuộc đến những người ửng hộ sự thừa nhận xã hội đối với họ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc này. Theo tôi, tiến trình nhìn nhận đồng tính luyến ái tại Việt Nam đã bắt đầu, và có thể không quá lâu dài và gian nan như ở các nước khác. Tôi nghĩ rằng cuộc trao đổi của Bà Nguyễn Thị Hoài Thu không nằm ngoài tiến trình đó.

Tôi cũng cho rằng ngay lúc này, ở nước ta, chưa phải là lúc nhìn nhận bằng luật đối với đồng tính luyến ái. Cần một giai đoạn chuyển tiếp trong nhận thức xã hội. Tuy nhiên, điều cho rằng “Nước người ta khác, nước mình khác!” cùng với so sánh về việc hợp pháp hóa mãi dâm, là không được thỏa đáng cho lắm. Thời đại hội nhập dành rất ít đất cho sự duy ý chí, cô lập của riêng mình, cho quyền phán xét chủ quan trên thân phận của người khác từ những tiêu chuẩn “đạo đức” vốn dựa trên những chuẩn mực cũ, không căn cứ vào cứ liệu khoa học.

Ở đây tôi không tiếp tục phân biệt hai vấn đề hoàn toàn khác nhau giữa mãi dâm và đồng tính luyến ái, mà chỉ nêu hai ví dụ. Một là nhiều năm trước, giới y học trong nước đã đề ra giải pháp phát kim tiêm cho người nghiện ma túy để giảm thiểu lây truyền AIDS, nhưng những người có quyền quyết định không chấp nhận, vì cho rằng như vậy là thừa nhận tệ nạn ma túy. Thái Lan thực hiện giải pháp đó, và nay họ là một trong những nước thành công trong việc kìm chế AIDS, trong khi ta là một trong những nước có tốc độc lây nhiễm cao, đặt biệt trong những người tiêm chính ma túy! Ví dụ thứ hai: việc giáo dục giới tính trong trường học. Trong khi cứ loay hoay với lo ngại “vẽ đường cho hươu chạy”, chỉ “vẽ” lờ mờ, nên “hươu” không rõ, chạy tán loạn, theo đủ đường (sai). Kết quả: tỉ lệ phá thai vị thành niên ngày một cao, vượt xa các nước dám “vẽ đường” rõ cho “hươu”!

Không có gì ngạc nhiên, với tư cách người nắm trọng trách, Bà đương nhiên đưa nhận định dường như vẫn phải nằm trong cách nhìn “chính thống” hiện nay về đồng tính luyến ái. Ngoài cái nhìn bệnh lý, giải pháp giáo dục cho thanh niên tránh tình yêu đồng giới cũng “cổ điển” không kém.

Bên ngoài, APA, với cái nhìn khoa học, đã trên một lần bác bỏ mạnh mẽ những “liệu pháp” tâm thần, tâm lý nhằm hoán cải người đồng tính “trở về” với dị tính. Lập trường này đã được tôi dịch nguyên văn kèm theo trong bài “Các nhà tâm thần học bảo vệ cho “bệnh” đồng tính luyến ái”. Tương tự, việc “giáo dục” ở ta cũng chưa hẳn là giải pháp khoa học và khả thi.

Giáo dục như thế nào đây? Chuyện phát giác người đồng tính trong tổ chức đoàn, hội hay tại cơ quan… để “giáo dục” họ, tôi nghĩ, với người biết tôn trọng nhân phẩm và tính cá nhân của người khác, thì không bao giờ có thể đưa ra, vì ở ta “giáo dục” kiểu đó thường biến tướng thành tự kiểm, hứa “tự nguyện” sửa chữa (đi kèm với sự chế tài ngầm về danh hiệu thi đua, tiền thưởng, cơ hội đề bạt…). Còn nếu giáo dục đại trà bằng những buổi buổi nói chuyện, liệu có tác dụng, liệu có đủ người đủ kiến thức và khả năng? Đó còn là chưa kể đại trà kiểu này lại vô tình khuấy lên một chiến dịch chống đồng tính luyến ái, lại lan truyền cách nhìn “bệnh hoạn” về đồng tính luyến ái, lây lan hoang mang về “bệnh dịch” đồng tính vây quanh, rồi nhìn nhau dò xét... Cách giáo dục, “uốn nắn” như vậy, nếu tạm cho là có thể (chỉ tạm thôi), chỉ nên là giải pháp riêng tư, áp dụng trong phạm vi gia đình, bạn bè, và tư vấn, mà không thể là “vận động” xã hội.

Không kỳ thị, không khuyến khích, vì bản thân đồng tính luyến ái không phải mặc nhiên là tốt hay xấu, cả về đạo đức lẫn sức khỏe, mà tốt hay xấu là ở mỗi con người cụ thể cùng với lối sống của họ, trong đó có việc sinh hoạt tình dục, dù đồng tính hay dị tính. Do vậy, không luật hóa, không ca ngợi đồng tính luyến ái (đương nhiên rồi), nhưng cũng không nên tạo dư luận không tốt cho hiện tượng này bằng cách chỉ khai thác (quá đáng) những biểu hiện tiêu cực nào đó của một bộ phận đồng tính luyến ái, để rồi khuấy lên tâm lý kỳ thị vốn không có trong truyền thống dân tộc ta. Nếu có tâm, xin hãy để cho xã hội có được một thời gian chuyển tiếp trong việc nhìn nhận công tâm hơn, thông qua việc nghiên cứu và cung cấp thông tin từ các nhà khoa học.

Các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực (tâm thần học, tâm lý học, xã hội học, tình dục học, và cả luật học, chính trị học, triết học…) cần vào cuộc để có lời đáp cho hiện tượng này, là ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Đúng như Bà nói: “Nếu như nó không phương hại đến sức khoẻ, không hại gì đến đạo đức lối sống thì không nên cấm! Nếu nó phương hại đến cuộc sống của con người, của thanh niên, các nhà khoa học nên khuyên thanh niên: Không nên yêu người cùng giới, nhất là không nên sinh hoạt tình dục!”

Tuy nhiên, vấn đề còn là nhà khoa học cần được tự do nghiên cứu và lên tiếng đúng với nội dung khoa học vốn có của sự việc, chứ không phải là họ được “định hướng” trước là nên khuyên thanh niên thế này, thế kia, với nội dung sẵn có là “bệnh hoạn”, là phương hại cho sức khỏe, là không đạo đức…

Tôi hoàn toàn tin rằng, với tinh thần khách quan của mình và thiên chức của mình, các nhà khoa học Việt Nam, khi nhập cuộc, sẽ không đi ngược với các kết quả nghiên cứu có uy tín về vấn đề này trên thế giới. Lời đáp sẽ là cần sự thừa nhận xã hội đối với tình yêu cùng giới. Tôi tin rằng, với trọng trách của mình, khi phát biểu về vấn đề, Bà cũng đã ít nhiều tiếp xúc với thông tin khoa học, và với ý kiến “Nếu như nó không phương hại đến sức khoẻ, không hại gì đến đạo đức lối sống thì không nên cấm!”, đó chính là cánh cửa đang và sẽ mở ra. Tôi cũng tin rằng trong xu hướng hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập về pháp lý, và, quyết định, trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân, ở Việt Nam, việc nhìn nhận xã hội đối với luyến ái đồng giới chỉ là về thời gian.

Thưa Bà Chủ nhiệm,

Tất cả những thông tin mà tôi đã ngỏ cùng Bà là những điều hoàn toàn có thể được kiểm chứng và có thể nghiên cứu sâu hơn, từ các nguồn sẵn có trên internet, chỉ tiếc rằng nguồn tiếng Việt rất ít. Tôi mong rằng với cái tâm của mình, Bà có thể dành ít hời gian để tham khảo thêm chuyên mục “Đồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại” tại talawas. Nơi đây hoàn toàn không phải là diễn đàn của người đồng tính, mà là tiếng nói của giới trí thức và văn nghệ sĩ, trong đó có không ít người có khả năng và vị trí học thuật hay văn học nghệ thuật.

Xin chân thành cám ơn Bà đã kiên nhẫn đọc thư ngỏ quá dài này. Kính chúc bà sức khỏe, hạnh phúc, và tiếp tục gặt nhiều thành công trên một cương vị đáng nể trọng.

Kính bút,
Lê Trần Huy Phú
© talawas


Mình nói chuyện gì khi mình lại nói chuyện này

Lần này về Việt Nam, ông thường phải trả lời những câu hỏi nào liên quan đến giới trẻ?

Khi tôi chủ trì một hội thảo về tâm lý giới trẻ tại Bệnh viện Y Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) vào cuối tháng 10/2009, nhiều đại biểu lo lắng về hiện tượng đồng tính ở Việt Nam. Nhưng tôi cho rằng đồng tính không phải là bệnh mà chỉ là một hành vi.


Cách đây 20 năm, khi bắt đầu thành lập Hội Khoa học tâm lý Pháp - Việt, chúng tôi đã bàn về vấn đề này. Theo quan điểm của tôi, thì đây không phải là một vấn đề gì lớn và chẳng có gì phải lo lắng cả. Nếu xã hội càng quan tâm thì nhóm này lại càng có sức hút và càng có nhiều bạn trẻ thấy tò mò và bị lôi kéo tham gia.

Tôi xin chia sẻ thế này, đồng tính là một cái gì đó không rõ ràng, mà đã không rõ ràng thì khó phát triển, khó được công nhận. Trong xã hội, con người cần phải được công nhận, phải được nhận dạng một cách rõ ràng, có thể giống như bạn phải có một tấm thẻ căn cước vậy. Như thế, đồng tính chỉ là một tấm thẻ căn cước tạm bợ. Khi ai đó hỏi bạn là ai, người đồng tính lúng túng không biết trả lời thế nào.

**********

Một bạn gửi cho tôi cái link bài này. Đọc xong thấy thất vọng vì cái mớ ngôn từ này được phát ra từ miệng 1 vị có những chức danh to tát như Bác sĩ, Tiến sĩ tâm lý, Hội trưởng. Tôi thất vọng vì thứ ngôn ngữ bài gay đã quá phổ biến ở báo chí trong nước.Nhưng đến ông, một người nếu cứ xem vào những chức danh kia thì sẽ được cho là hiểu biết và cấp tiến, lại là một Việt Kiều trí thức, vậy mà ngôn ngữ ông sử dụng cũng không khác là bao. Chả nhẽ ông sống giữa trời Âu mà lại kém hiểu biết đến thế? Ông nói “ĐT chỉ là một tấm thẻ căn cước tạm bợ, nếu ai đó hỏi bạn là ai thì người ĐT sẽ lúng túng không biết trả lời”. Trong khi thế giới tiến bộ đặc biệt những người làm trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần tìm mọi cách để thế giới công nhận ĐT là một đặc tính tình dục bình thường như dị tính thì ông lại cho rằng đó là một cái gì đó không rõ ràng, không được công nhận. Tôi băn khoăn: ông sẽ giải thích thế nào với những người ĐT chẳng may tìm đến ông để được tư vấn?

Phát biểu của ông sai ở mấy điểm: 1) Cần phân biệt Tình dục ĐT và ĐTLA (sexual identity). Tình dục ĐT có thể là một hành vi nhưng ĐTLA thì không phải là một hành vi; 2) Ông lại theo quan điểm ĐT là hiện tượng sinh ra do tò mò và dễ lây lan; 3) Ông cố tình nhắm mắt phủ nhận việc người ĐT đã đang và càng ngày càng được công nhận trên thế giới.

Lẽ nào thế giới này toàn những người dốt nát hơn ông nên họ đã cho “right to sexual orientation” là một trong những quyền con người và quyền sức khỏe sinh sản trong tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc. Trong khi bao nhiêu người từ những nơi được gọi là văn minh hơn trong đó có cả nước Pháp mà ông đang sống không quản ngại khó khăn cực nhọc để bước vào những vùng đất kém văn minh, mông muội, để bảo vệ những nhóm người thiểu số trong đó có nhóm ĐT thì ông lại có thể đưa ra phát biểu hết sức tiêu cực. Lẽ nào hàng vạn tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ trong đó có cả Rockefeller, Gates, Buffet, DFID, USAID bỏ ra không biết bao nhiêu tiền để cổ động cho quyền sức khỏe sinh sản và quyền được sống và công nhận cho những người ĐT đều là những kẻ cấp tiến mù quáng? Hay vì ông là một vị Tiến sĩ Tâm lý chưa đọc hết mấy cuốn sách của Freud?

Có lẽ với những người như ông Liêm thì chỉ khi nào chính đứa con mà ông đẻ ra là một người ĐT thì may ra ông mới không thờ ơ đứng ngoài mà bảo nó là đứa không có identity.

nguồn: lungvu.com

Tặng đồng phục Zing Forum cho thành viên thienbrand

Tặng đồng phục Zing Forum cho thành viên thienbrand

Nhằm ghi nhận sự đóng góp của bạn thienbrand về việc logo của Zing Forum chúng ta dùng cho việc in đồng phục chung của diễn đàn thì BQT Zing Forum quyết định sẽ dành tặng 1 chiếc áo đồng phục đã in ấn hoàn thành cho bạn thienbrand.

BQT xin ghi nhận sự đóng góp tích cực của bạn cho Zing Forum. Hy vọng bạn sẽ vui khi khoác lên mình chiếc áo có in logo do chính mình design. Sau khi thienbrand đọc xong thông báo này hãy gởi về cho anh Nevins thông tin của em bao gồm Họ tên - Địa chỉ nhà để BQT gởi đồng phục đến cho bạn.

Thân chào!

2 tháng 12, 2009

Thiên Tài.

Lâu lâu lại ngồi ngẫm về hai chữ thiên tài.

Thiên tài theo định nghĩa thô của đa số người trong cộng đồng hình như hơi đơn giản : có tài bẩm sinh + chăm chỉ rèn luyện là thiên tài. Điều đó đâu phải là điều sai, nhưng hình như còn thiếu thiếu. Theo như mình nhận thấy bằng kinh nghiệm của mình, có 2 dạng người :

• Những người luôn phá cách, không làm theo những quy luật nào. Họ táo bạo, quyết đoán và thật sự chỉ tạo ra những sản phẩm theo ý họ muốn. họ coi thường quy luật.
Thế nhưng dạng người này rất dễ thành công, họ thường tạo ra những cú đột phá, làm cho những người bình thường phải trầm trồ.
Claude Monet là một ví dụ, ông được ví như mệnh danh là "người cha của hội họa ấn tượng", là họa sĩ tiêu biểu và nổi tiếng số một của trường phái này. Ông rất phá cách trong các tác phẩm.

• Những người luôn tính toán cẩn thận, tỉ mỉ. Họ ít khi để sơ hở, những kế hoạch, thành phẩm của họ tạo ra khá hoàn mỹ và chất lượng, luôn nắm bắt được tâm lý của những người khác để đi đúng hướng.
Nhưng những người này thường không tạo ra được những cú hit, nhưng một khi họ đã làm là ra làm.

Mình không phải là thiên tài, vì mình biết một người nào đó không thể tự nhận thấy rằng họ là thiên tài, trừ khi họ hoang tưởng hoặc họ thực sự là thiên tài.

25 tháng 11, 2009

Bài Hát Việt năm nay: đến chặng cuối rồi.

Vừa qua tại TPHCM, ngày 20/11 đã có tổ chức liveshow, góp phần đưa Bài hát Việt - chương trình dành cho các tác giả, các nhạc sĩ- tới chặng cuối trong cuộc hành trình của năm thứ 5...

Bài Hát Việt năm nay, xem bộ không ồn ào nhưng náo nhiệt. Mọi thứ đã và đang tiến triển rất tốt. Quả xứng đáng là một chương trình mình theo dõi 2 năm nay. - bạn Thành, học sinh trường THpT Thoại Ngọc Hầu cho biết.

Năm nay, Nguyễn Duy Hùng sẽ tiếp tục tham dự Bài Hát Việt với một bài hát mà có thể các bạn rất quen thuộc. "Em Về Trời".

Theo mình biết thì bài này được viết cho một người đã khuất, với chất giọng ưu buồn, Thùy Chi - người mà mình thấy thể hiện thành công nhất, đã truyền tải được sự đồng cảm và làm cho mình rơi được giọt nước mắt đầu tiên. Trước đến giờ mình chưa từng khóc khi nghe bài hát nào. - bạn An, học sinh trường THPT Long Xuyên cảm nhận.

Nghe thử Em Về Trời




Bên cạnh đó, không phải là những tác giả thực sự quen thuộc như Hùng, Tina Tình hay Dương Cầm, nhưng Huy Trực và Đại Nhân đã từng xuất hiện trong Bài Hát Việt 2 năm gần đây.

Đại Nhân - cũng như lần xuất hiện trước- sẽ vẫn kết hợp với Thăng Long và cho ra đời "Lala bay lên". Đại Nhân sẽ thể hiện ca khúc này.

Bài này thoáng nghe lần 1 chưa có gì đặc biệt. Nhưng nghe lần 2, thì có lẽ chúng ta sẽ "thấm". Tuy bài hát chưa làm mình "cảm" như những bài hát Trung Quốc, nhưng cũng làm mình nghe vừa xong một lần phải hối hận, phải nghe thêm lần nữa. Đại Nhân có lẽ đã thành công.

Nghe thử Lala Bay Lên







Bài Hát Việt năm nay, đã đến chặng cuối, có lẽ đây mới là lúc trận đấu bắt đầu, các bạn nhỉ ?

Bí quyết thành danh của Mặt Thớt Bảo Thy

Đây là bài viết thu thập được của Prune Oil sau khi anh bán rẻ trinh tiết, chấp nhận ăn nằm với Mặt Ngựa để lấy được bí quyết làm nên tên tuổi ca sĩ.


Hiện nay thị trường ca sĩ Việt Nam phát triển như nấm. Nấm là một món ăn ngon và bổ, kinh doanh nấm rất có lợi cho sức khỏe của hầu bao. Mặc dù ca sĩ không ngon vả bổ nhưng kinh doanh họ cũng có lợi cho sức khỏe hầu bao không kém. Tôi vừa mới thành lập một band nhạc, có nghĩa là ít nhiều đã nhón chân vào ngành kinh doanh nghệ thuật. Nếu như tôi không nhầm lẫn quá đáng thì những gì tôi viết sau đây có thể coi là hướng dẫn sơ bộ cho những người muốn trở thành ca sĩ.

Để trở thành ca sĩ trước tiên các bạn phải biết ca sĩ là cái gì đã.

Ca sĩ là cái gì? Đấy là một mặt hàng, đương nhiên, mặt hàng này được làm từ những người có (hoặc không) khả năng ca hát. Những người có (Hoặc không) khả năng ca hát muốn trở thành ca sĩ phải trải qua những quá trình đào tạo khắc nghiệt, giống như con sâu róm metamorph thành con ngài ấy (Xem sách Sinh Vật lớp 7 do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam tái bản hàng năm để biết thêm chi tiết). Biết diễn tả thế nào nhỉ… nói chung là khắc nghiệt lắm! Dĩ nhiên công sức của ca sĩ bỏ ra cũng tương đương với lợi nhuận họ thu về. Chứ không thì có động rồ mà đi hát rồi hàng xóm lại dị nghị là lũ xướng ca vô loài à!

Trước khi nói qua loa về những bước chuẩn bị để trở thành một ca sĩ, trước tiên phải tô vẽ cho các bạn một lý luận cơ bản đã.

- Ca sĩ không phải là những cỗ máy hát chỉ biết có tiền. Họ là những ca sĩ chỉ biết có tiền, hơn nữa máy móc không có tri giác để tham tiền. - Một ca sĩ hát nhạc Pop được gọi là Popper (Chứ không phải là Popist như một vài người võ đoán), còn ca sĩ hát nhạc Hip Hop được gọi là Rocker hay Raper tùy anh ta phát biểu. Tiêu chuẩn này được đưa ra vào những năm đầu của thập niên thứ nhất thế kỉ 21 VNSI (Vietnam National Standard Interface) – đại loại như ANSI của Mỹ ấy. - Đơn vị nghệ thuật nhỏ nhất của một ca sĩ là một Track, một gói những Track được gói trong một portion gọi là Album. Một Album gồm vài track và được sao ra một phương tiện lưu trữ thông tin gọi là CD. Các ca sĩ bán CD để lấy tiền. Tiền kiếm được dùng để nuôi fan, người yêu và báo chí. - Mỗi ca sĩ đều được ông bầu viết cho một kịch bản để diễn. Kịch bản (framework) này là một bộ (suite) giao thức (protocol) bao gồm thủ tục (procedule) chào hỏi và phát biểu, cách thức vùng vẫy trên sân khấu. Các protocol suite này được đánh vần theo phương pháp thậm xưng là “Phong cách”. Roài, bi giờ bắt đầu giờ học. Đây là 7 bước cơ bản để trở thành ca sĩ.

1: Chọn tên.

Trước tiên bạn phải thay đổi tên của mình. Cái tên cha sinh mẹ đẻ có thể rất có ý nghĩa, nhưng vì trình độ hiểu biết của khán giả có hạn nên bạn phải đổi một cái tên khác, thật kêu, thật vang, để cái tai của họ được phần hạnh phúc. Tên của bạn nên tuân theo luật bằng trắc, nghĩa là phải lên bổng xuống trầm. Đừng quan tâm nếu nó quá ngu xuẩn hoặc quá trúc trắc, bởi vì cái tên nó đồng nghĩa với lợi nhuận. Ví dụ điển hình: Bảo Thy, Nhật Tinh Anh … Những cái tên vừa rẻ tiền vừa khó đọc làm vui lòng người hâm mộ, bởi vì nó dễ nhớ và… nói thế nào nhỉ, chả có ý nghĩa cao siêu mẹ gì cả.

2: Chọn bầu.

Ông bầu, đấy là cái Gateway routes ca sĩ đến thành công. Bạn phải chọn ông bầu thật kĩ, vì không những ông ta hướng dẫn và tìm khách cho bạn, bạn còn phải ngủ với ông ta dài dài. Xí dụ như một gã đầu hói bụng phệ mặt đỏ gay đi xe Mercedes màu đỏ là không duyệt được rồi.

3: Chọn phong cách.

Như đã nói ở trên. Bạn có thể trở thành Popper hay Rocker tùy theo thứ nhạc bạn hát hoặc phát biểu. Dĩ nhiên hát không phải là phần quan trọng, quan trọng là hát những bài được người khác thích. Xí dụ như thằng ngu Nhật Tinh Anh hát cái nhạc thổ tả gì éo biết, chỉ thấy khán giả vỗ tay và bảo là balad, còn lão Viết Thanh hát “Polarized” như phát dại, ngẩng mặt lên thấy cái băng rôn trắng tinh “Viết Thanh em yêu anh!” lolz. Xí dụ nhé: bạn có thể hát thứ nhạc quán bar rẻ tiền từ những thập niên 60 rồi bảo rằng đấy là nhạc trữ tình. Sẽ chả có ai vặn vẹo bạn cả. Chúng ta có cả một ủy ban nghệ thuật dốt nát, tất cả công việc bạn phải làm là đấm tiền vào mõm họ, ngủ với vài người và lừa khán giả. Kết quả là bạn sẽ có càng ngày càng nhiều tiền hơn.

4:Luyện tập.

Luyện tập để làm cái quái gì nhỉ? À, để cho cơ bắp của bạn đỡ nhẽo ra. Ngoài lịch làm việc dày đặc, bạn phải ngủ với quá nhiều đàn ông, đôi khi với cả đàn bà nữa….. nếu bạn là nữ ca sĩ thì công việc có phần đơn giản hơn, chỉ cần giữ mình không có bầu là được rồi. Nói chung là với kiều sinh hoạt đấy mà lên biếu diễn thì chỉ có nước chết sớm. Tốt nhất là nên luyện tập để có một cơ thể cường tráng.

5: Nuôi fan

Không giống như nuôi pet ảo, việc nuôi fan quan trọng như nuôi gia súc. Bạn phải vỗ về fan, thuyết phục chúng nó đừng hâm mộ người khác và quan trọng nhất là chịu khó mua đĩa CD của bạn. Fan là thứ gia súc ngu xuẩn và phản phúc nhất trần đời, muốn quản lý tốt chúng nó phải có trí tuệ siêu việt, đây là cả một nghệ thuật và cần có cả một dàn tư vấn. Nếu bạn chịu khó chiều ông bầu thì có thể ông ấy sẽ thuê cho bạn một thằng cố vấn, đôi khi thằng này sẽ thay bạn ngủ với ông bầu và nếu bạn muốn thì đôi khi nó có thể ngủ với bạn

6: Đóng quảng cáo

Bạn là một người có ngoại hình khá khẩm. Tại sao không tận dụng ưu điểm trời cho này? Lợi nhuận của bạn sau khi đóng quảng cáo sẽ là Tiền bán nhạc + Tiền chạy show + Tiền ngủ(?) + Tiền quảng cáo. Bạn có thể quảng cáo thuốc, xe hơi, mĩ phẩm, tùy hạng, miễn là người ta bò đến tìm bạn.

7: Biểu diễn

Muốn hay không bạn cũng phải lên sân khấu. Vấn đề không phải là bạn hát thế nào, vì có ai thèm nghe bạn hát đâu. Bạn phải diễn. Trò này cũng lắm ngón công phu. Ở Việt Nam thì bạn không cần phải nhảy, cho nên bạn phải uốn éo, vẫy vùng, vuốt tóc vặn lưng v.v.. sao cho xinh đẹp và có duyên. Mức độ thành công của việc biểu diễn có thể được tham khảo bằng cách nói chuyện với mấy em học sinh cấp 2 hoặc 3 suốt ngày xem phim Hàn Quốc rẻ tiền. Nếu chúng nó bắt đầu gọi bạn bằng “anh” thì coi như bạn thành công một nửa.

Một phần khác không kém quan trọng của khâu biểu diễn là phát biểu. Bạn có thể dùng mẫu template sau đây: “ <> xin gửi đến lời chào/lời chào và chúc sức khỏe/lời chào và lời chúc sức khỏe ” để chào khán giả. Đây là công thức khá quen thuộc và hiệu quả. Hiệu quả vì ca sĩ nào cũng dùng nó để chào, nên không ai thèm nghe, rốt cục là bạn có thể phát âm sai chính tả hoặc ngữ pháp mà không bị ai phát hiện. Ngôn ngữ bạn dùng có thể hoàn toàn ngu dốt, nhưng nhất thiết phải giống những ca sĩ ngu dốt khác, vì bạn là ca sĩ mà. Tốt nhất là học cái giọng nữa Bắc nửa Nam của bọn dẫn chương trình rẻ tiền.

Điều quan trọng nhất để trở thành một ca sĩ giỏi, kiếm được nhiều tiền, ra nhiều CD, có nhiều fan, chạy nhiều show là bỏ ngoài tai dư luận và đừng học hỏi. Càng học hỏi nghe ngóng nhiều các bạn sẽ càng thông minh ra. Đi cùng với sự thông minh là trình độ và lòng tự trọng, cái này thì không có lợi cho nghề diễn lắm….


8: Nhảy vọt từ Ca sĩ -> Đạo sĩ

Sau khi hoàn thành 7 bước tối quan trọng trên, để có thể đạt được trình độ như Mặt Ngựa còn cần 1 kĩ năng khác để thành một Đạo sĩ lão luyện: Ngựa Giả Nai. Mặc dù đã tiền bạc + thời gian + ngủ(?) rất nhiều nhưng sớm hay muộn cũng sẽ có phản hồi từ phía người nghe nhạc (đừng lầm lẫn với cái thể loại được vỗ béo đã nói ở bước 5), vì thế nên việc (cố gắng) giữ bình tĩnh cũng như độ "trong sáng" trước mắt các fan là rất quan trọng. Chính đám đầu lợn được vỗ béo hàng ngày này sẽ là Viện quân quan trọng không kém các Skill mà Mặt Ngựa đã tu luyện được. Cách rất hiệu quả mà lại rẻ tiền (tiết kiệm)là mở to mắt và mõm (có thể là mồm nếu nói về người) hét to câu "Tôi không biết". Cứ đổ trách nhiệm cho phía ông bầu, hay blabla bất cứ người nào cho rằng đủ ngu thì cứ nói bóng gió rằng "Có thể là tại phía kia ?" và bạn sẽ giữ được hình tượng hiếm có trước mắt các fan. Cuối cùng đừng bao giờ quên câu nói "Tôi sẽ nỗ lục hết mình vì nền âm nhạc nước nhà" và khi bạn can đảm thốt ra câu này thì có thể nói bạn đã là một Đạo sĩ tài năng và thô thiển không thua thì Mặt Ngựa. Chúc may mắn.